Chu kỳ giấc ngủ trẻ sơ sinh như thế nào là hợp lý nhất và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé? Bất cứ cha mẹ nào cũng đều có chung một thắc mắc bởi một số trẻ thường ngủ “không tổ chức”. Chia sẻ từ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành sẽ giúp bạn có câu trả lời chuẩn xác nhất.
Ý nghĩa & tầm quan trọng của giấc ngủ trẻ sơ sinh
Giấc ngủ không đơn giản chỉ là một nhu cầu thông thường mà còn liên quan cực kỳ mật thiết tới sự phát triển thể chất, trí thông minh, chiều cao và nhiều chỉ số khác. Nhất là đối với trẻ sơ sinh, một giấc ngủ sâu chứa đựng vô số lợi ích bất ngờ mà ít ai biết tới như:
- Tăng cường mạnh mẽ mọi hoạt động của não bộ.
- Sản sinh ra hormone tăng trưởng để trẻ có nền tảng tốt nhất cho sự phát triển trí não, thể chất.
Tầm quan trọng về giấc ngủ của trẻ nhỏ
Mặc dù cha mẹ nào cũng đều mong muốn bé con có giấc như sâu nhưng thực tế lại không như vậy. Tình trạng rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh xảy ra ngày một lớn do cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Chính bởi sự khủng hoảng nghiêm trọng này đã khiến trẻ gặp nhiều vấn đề lớn, cả về sức khỏe và cảm xúc.
Việc nhìn nhận đúng về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi bậc phụ huynh. Ngủ đủ giấc, trẻ có đủ năng lượng, sức khỏe và phát triển toàn diện.
Bảng giấc ngủ trẻ sơ sinh chi tiết qua từng giai đoạn
Trẻ sơ sinh ngủ thế nào mới đúng chuẩn khoa học. Tùy vào từng giai đoạn cụ thể mà giấc ngủ có đôi chút thay đổi. Cha mẹ bám sát theo tổng hợp sau để có hướng điều chỉnh phù hợp:
Trẻ dưới 2 tháng tuổi
Sinh lý giấc ngủ trẻ dưới 2 tháng tuổi cực kỳ đặc biệt. Nếu tính cả ngày và đêm thì trẻ có thể ngủ tới 18 tiếng/ngày. Thông thường, ban ngày trẻ dành khoảng 8 tiếng cho giấc ngủ, ban đêm thường là 9 tiếng.
Tuy nhiên, trẻ không ngủ liền một mạch mà chia theo các giấc ngắn. Giữa mỗi lần thức dậy như vậy chủ yếu vì đói hoặc cần thay vệ sinh. Do đó, để hạn chế số lần thức quá nhiều, mẹ có thể chủ động cho trẻ bú đầy đủ, thường xuyên.
Giấc ngủ trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi
Trẻ 3 – 5 tháng tuổi
Giấc ngủ trẻ sơ sinh giai đoạn 3 – 5 tháng tuổi thường ít hơn, khoảng 14 – 16 tiếng/ngày. Con sẽ dành nhiều thời gian hơn để khám phá mọi thứ xung quanh và tương tác với cha mẹ, người thân. Một số trẻ còn có thể ngủ liền một mạch 6 tiếng mà không cần dậy ăn hay đi vệ sinh.
Một số trẻ có thể thức dậy 1 – 2 lần vào ban đêm nhưng đây không phải vấn đề quá đáng lo ngại. Cha mẹ lưu ý, giai đoạn này trẻ có thể phân biệt ngày và đêm nên đây là khoảng thời gian tốt nhất để thiết lập thói quen ngủ khoa học hay tự ngủ.
Trẻ 6 – 8 tháng tuổi
Đối với giấc ngủ trẻ sơ sinh khoảng 6 – 8 tháng tuổi cả ngày và đêm khoảng 14 tiếng. Trong đó gồm 2 – 3 giấc ngủ ngắn. Một vài trẻ giai đoạn này đã có thể ngủ liền mạch khoảng 8 tiếng buổi đêm, ban ngày thường là liên tục 3 – 4 giờ.
Đối với mẹ bắt đầu đi làm, trẻ thường bị thay đổi thói quen ăn ngủ trong thời kỳ này. Tuy nhiên, bằng sự cố gắng, rèn luyện sẽ giúp trẻ sớm thích nghi hơn và bắt đầu bước vào hành trình tự lập mới.
Trẻ 9 – 12 tháng tuổi
Khủng hoảng giấc ngủ trẻ sơ sinh hay diễn ra vào giai đoạn này. Trẻ lớn hơn, giấc ngủ thường ngắn đi và thời gian dành cho cho mọi hoạt động hàng ngày nhiều hơn. Theo bác sĩ, giấc ngủ ban đêm có thể kéo dài từ 9 – 12 tiếng, ban đầu chỉ khoảng 3 – 4 tiếng.
Một số trẻ thường khó ngủ hơn vào thời điểm này bởi diễn ra các hoạt động vui chơi, khám phá thế giới phần nào ảnh hưởng đến giờ sinh học. Cha mẹ cần đồng hành để cùng con vượt qua những “trải nghiệm” đặc biệt này để thiết lập thời gian biểu mới.
Khủng hoảng giấc ngủ trẻ sơ sinh từ 9 tháng tuổi
Vướng mắc chung về giấc ngủ tốt của trẻ sơ sinh
Làm thế nào để giấc ngủ trẻ sơ sinh phát huy hết hiệu quả và con hợp tác? Với một số câu hỏi thường gặp dưới đây sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trước mọi thay đổi của con:
Làm thế nào trẻ sơ sinh ngủ tốt?
Giấc ngủ trẻ sơ sinh phải sâu và thực sự thoải mái mới đem lại vô số lợi ích. Bởi vậy, để trẻ có giấc ngủ hoàn hảo, cha mẹ cần: Tập ban đêm/ngày cho trẻ, giúp trẻ tự lập khi ngủ từ sớm, tạo không gian/môi trường ngủ lý tưởng, tránh để trẻ ăn no hay vận động quá mạnh trước khi ngủ.
Trẻ không ngủ bao nhiêu lâu cần khám bác sĩ?
Với mỗi giai đoạn thì giấc ngủ lại có thời lượng khác nhau. Nếu thấy trẻ vẫn ăn tốt, chơi khỏe nhưng ngủ lệch giờ thì cha mẹ chưa cần quá lo lắng. Chỉ khi ngủ quá ít mà xuất hiện thêm các dấu hiệu như khó thở, li bì trong mỗi lần ngủ, hoặc quá trằn trọc không thể ngủ mới cần can thiệp để tránh vấn đề nghiêm trọng hơn.
Kết luận
Nhìn nhận giấc ngủ trẻ sơ sinh dưới góc độ khoa học là cơ sở để bậc phụ huynh chủ động hơn trong mọi hoàn cảnh. Hãy đồng hành cùng con trong mọi giai đoạn vàng để giúp mỗi đứa trẻ đều phát triển toàn diện, sức khỏe tối đa và ăn ngon, ngủ kĩ.