Chế Độ Dinh Dưỡng Trẻ Nhỏ Đúng Cách, Khoa Học, Lành Mạnh

Dinh dưỡng trẻ nhỏ là vấn đề luôn được cha mẹ quan tâm. Bởi hiện nay tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ hoặc béo phì khá phổ biến. Từ đó có thể thấy, dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Để xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý, đảm bảo sức khỏe cho con, bạn hãy theo dõi nội dung chia sẻ sau đây.

Vì sao phải đảm bảo dinh dưỡng trẻ nhỏ đúng cách?

Dinh dưỡng được xem là nền tảng quan trọng, rất cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Việc đảm bảo dinh dưỡng đúng cách, khoa học sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như:

  • Tăng đề kháng, giảm tỷ lệ mắc các bệnh về hô hấp.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, tỷ lệ tử vong thấp.
  • Phát triển thể chất và tinh thần toàn diện, giảm tình trạng trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì.

Đảm bảo dinh dưỡng đúng cách cho trẻ nhỏ 

Việc đảm bảo dinh dưỡng trẻ nhỏ không chỉ cung cấp đủ năng lượng để hoạt động mà còn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ không đầy đủ, cân đối sẽ dễ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu chất. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt là 2 – 3 năm đầu đời.

Chính vì thế, cha mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ phù hợp theo từng độ tuổi. Tức là vừa khoa học, lành mạnh, lại an toàn, đủ dinh dưỡng cần thiết để bé khỏe mạnh, cao lớn mỗi ngày.

Hướng dẫn xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ đúng cách

Dinh dưỡng trẻ nhỏ cũng được dựa trên các nguyên tắc dinh dưỡng như người lớn, tức là đầy đủ các nhóm chất. Tuy nhiên, tùy theo mỗi giai đoạn mà cơ thể của trẻ sẽ cần các chất dinh dưỡng và định lượng khác nhau, cụ thể:

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Đối với em bé dưới 6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính sẽ là từ sữa mẹ, sữa công thức. Theo chuyên gia, nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này được đáp ứng tốt nhất là sữa mẹ, giúp tăng khả năng miễn dịch. Nếu dinh dưỡng hợp lý trong 3 tháng đầu có thể giúp bé tăng 1kg/tháng.

Nhu cầu dinh dưỡng trẻ nhỏ dưới 6 tháng

Trẻ nhỏ từ 6 – 12 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm, tập làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ/sữa công thức. Theo đó, lượng sữa mỗi ngày cho bé vẫn phải đảm bảo từ 600 – 800ml. Ngoài ra, tập cho bé làm quen với thức ăn dạng sệt, tăng dần độ thô. 

Chế độ dinh dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi phải đủ nhóm chất như: Tinh bột (bột ăn dặm, gạo, nui, khoai,…), đạm (thịt, cá), rau xanh, củ quả và xen kẽ thêm chất béo. Lưu ý, khi chế biến không nên thêm bất cứ gia vị nào.

Trẻ từ 12 – 24 tháng

Đối với bé từ 12 – 24 tháng, chế độ dinh dưỡng cần phải đa dạng, đầy đủ, tăng dần lượng thức ăn, giảm sữa. Theo đó, lượng sữa mỗi ngày chỉ từ 300 – 500ml, bao gồm sữa mẹ, sữa công thức hoặc chế phẩm từ sữa. Việc này sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất cho trẻ.

Bên cạnh đó, khi xây dựng chế độ dinh dưỡng trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý đến sở thích của trẻ. Tốt nhất nên đa dạng các món ăn để trẻ hứng thú. Ngoài ra, theo dõi lượng thức ăn, sự dung nạp của bé, quan sát dấu hiệu nghi ngờ dị ứng.

Một vài loại thực phẩm tốt cho trẻ em ở giai đoạn này như: Thịt, cá, các loại đậu (đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan,…), trứng, rau xanh, trái cây có màu cam, một ít dầu, mỡ,… Khi lựa chọn đồ ăn vặt cho bé cần lưu ý thành phần, tốt nhất nên dùng thực phẩm lành mạnh, tránh những món nhiều đường.

Chế độ dinh dưỡng trẻ nhỏ 12 – 24 tháng

Dinh dưỡng trẻ nhỏ từ 2 – 5 tuổi

Giai đoạn từ 2 tuổi trở lên trẻ đã mọc răng gần đủ, có thể nhai dễ dàng. Lúc này, sữa và các chế phẩm từ sữa chỉ là nguồn dinh dưỡng bổ sung, cung cấp canxi cho sự tăng trưởng của bé. Thức ăn chính sẽ giống như người lớn, đa dạng, phong phú hơn, phải cân đối, đủ số lượng. 

Chế độ dinh dưỡng từ 2 đến 5 tuổi sẽ chia thành 3 bữa ăn chính và 1 – 2 bữa phụ. Cha mẹ có thể cho ăn theo quy tắc bàn tay trẻ, tức là: Lượng đạm mỗi bữa bằng lòng bàn tay, rau củ 1 nắm tay, tinh bột tương đương 1 khum nắm tay, chất béo bằng 1 ngón tay cái.

Trẻ nhỏ trên 5 tuổi

Dinh dưỡng trẻ nhỏ trên 5 tuổi có thể áp dụng chế độ được khuyến nghị cho người lớn, đảm bảo cân bằng và lành mạnh. Bên cạnh đó, cần lưu ý đến hàm lượng chất béo bão hòa trong các thực phẩm. Tốt nhất nên cho bé dùng sữa hoặc chế phẩm từ sữa ít béo, giảm dần lượng chất béo trong khẩu phần ăn. Bởi giai đoạn này, trẻ dễ bị tăng cân, béo phì.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng trẻ nhỏ thích hợp theo từng độ tuổi. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp cha mẹ chăm sóc bé khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể thăm khám dinh dưỡng cho trẻ nhỏ để được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *